Bu lông ốc vít là gì? Cách phân biệt bu lông ốc vít

Bu lông ốc vít là một vật dụng tuy nhỏ nhưng mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Chúng giúp cho toàn bộ công trình của bạn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu muốn biết thêm các thông tin về bu lông ốc vít, hãy cùng DTC tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Bu lông ốc vít là một vật dụng tuy nhỏ nhưng mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Chúng giúp cho toàn bộ công trình của bạn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu muốn biết thêm các thông tin về bu lông ốc vít, hãy cùng DTC tìm hiểu qua bài viết này nhé! 

1. Bu lông ốc vít là gì?

bu-long-oc-vit

Bu lông ốc vít (tiếng Anh: Bolt), còn được biết với những tên gọi khác như bu lông, bu-loong...Nó là một loại sản phẩm được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí và được dùng để kết nối giữa 2 bộ phận linh kiện lại với nhau thành một tổ hợp gắn kết. Và tất nhiên các tổ hợp này cũng có thể dễ dàng tách ra bằng cách một số công cụ phù  hợp. 

Ốc vít (tiếng Anh: Screw) là một loại linh kiện nhỏ dùng để lắp ráp, thường được hình thành từ kim loại và có thiết kế đặc biệt với các rãnh xoắn (gọi là ren ngoài). Ốc vít thường được ứng dụng để giữ chặt các linh kiện với nhau bằng chính các ren vít cùng với các rãnh ren giống nhau (gọi là ren trong). Khi cần lắp ốc vít vào linh kiện, thì thường sử dụng các dụng cụ như tua vít hay máy bắt vít,...

2. Đặc điểm của bu lông ốc vít

bu-long-oc-vit

Cấu tạo của bu lông trong bu lông ốc vít 

Đầu bu lông: là phần có chu vi lớn nhất trong các bộ phận, được điều chỉnh hay vặn bởi một số công cụ. Thành phần này tạo ra một bề mặt chắc chắn để chịu lực một khi gắn vít.

Thân bu lông: là thành phần có chiều dài dài nhất trong các bộ phận, ngoài ra còn có các vòng tròn ren xoắn bên ngoài. Bộ phận này sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ gắn kết các thành phần linh kiện khác.

Đuôi bu lông: Thành phần này sẽ tạo ra một cạnh hơi tù để phụ trợ việc chèn thân bulong vào các ốc vặn hay lỗ.

 

Theo đó, ốc vít trong bu lông ốc vít cũng là một khối kim loại có cấu tạo đơn giản gồm 3 phần gần giống như bu lông như: đầu vít, thân vít, và cuối cùng là đầu mút. Thân ren thuộc một bộ phận nhỏ của ốc vít có thể cấu thành một phần của dạng thân lắp ren hay toàn bộ phần  thân lắp ren.

Hình dạng cấu tạo của các rãnh xoắn sẽ tạo nên ren còn được gọi là dạng ren hay profin ren. Profin ren được hiểu là đường bao bên ngoài của mặt cắt ren một khi mặt phẳng đã cắt có chứa trục. Bộ phận này bao gồm ba phần chủ chốt là đầu ren, đuôi ren (chân ren), và cuối cùng là cạnh ren. Đầu ren là phần nổi ở phía trên và cũng là phần cao nhất của ren. Còn đối với đáy ren, đây phần thấp nhất trong tất cả, Cuối cùng, cạnh ren chính là phần kết nối giữa đầu và đuôi ren.

3. Các chất liệu dùng để sản xuất bu lông ốc vít

bu-long-oc-vit

Bu lông ốc vít có thể được sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu. Mỗi loại một loại nguyên vật liệu sẽ mang lại các tính chất vật lý khác nhau:

- Bu lông trong cụm từ bu lông ốc vít làm từ nhôm (Al): có trọng lượng nhẹ, sản xuất đơn giản, đặc biệt là chống được việc oxy hóa và dẫn điện.

- Bu lông làm từ đồng (Cu): loại kim loại này sẽ có tính mài mòn tốt, khối trọng cao và thích hợp để sử dụng kết hợp cùng với nam châm.

- Bu lông làm từ nhựa: hạn chế được tình trạng bị ăn mòn, khối lượng nhẹ và tiết kiệm được nhiều chi phí. Loại Bu lông này chủ yếu được sử dụng cho các ngành cơ khí có liên quan đến biển hay sông hồ,...

- Bu lông trong bu lông ốc vít có thể làm từ thép hay carbon: do vì là Thép nên tính chịu ăn mòn kém, khó đáp ứng được các cấu trúc mang tính dài hạn.

- Bu lông từ inox: loại này có điểm mạnh là bề mặt sáng bóng ,khả năng chịu mài mòn khá cao nhưng nó lại không quá cứng như những vật liệu khác (thép carbon, đồng,...)

- Bu lông ốc vít làm từ hợp kim: Chúng ta thường thấy các hợp kim được sử dụng phổ biến để cấu tạo nên bu lông như: Hastelloy, Incoloy® và Inconel®,... Điểm mạnh của loại vật liệu này là độ bền rất tốt, bề mặt bu lông cũng vững chắc, tính năng chống mài mòn và chịu nhiệt cao.

- Bu lông Titanium: xét về khối lượng thì khá nhẹ, nhưng lại chắc và cứng. Nó có khả năng chống mài mòn cao và làm tăng độ bền bỉ khi tiếp xúc hay nấu thành một tổ hợp hợp kim hay các loại kim loại khác.

Vì đi cùng một cụm từ bu lông ốc vít, đương nhiên Ốc vít cũng có đặc điểm cấu tạo giống Bu lông vì đều là những chi tiết cơ học dùng để gắn kết các linh kiện

>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng ốc cam trong thi công nội thất

4. Cách phân biệt bu lông và ốc vít

bu-long-oc-vit

Chắc chắn trong số chúng ta sẽ có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa ốc vít và bu lông là một vì chúng thường được đọc chung một cụm từ bu lông ốc vít nhưng thực tế 2 chi tiết này là hai loại khác nhau rất nhiều về mặt cấu trúc và công dụng, cụ thể:

Đầu tiên, bu lông là một linh kiện nhỏ dùng để lắp xiết có loại ren bên ngoài, nó sẽ được hình thành với hình dáng có thể đi xuyên qua các lỗ trên một số thành phần lắp ráp thông thường và thường được ứng dụng để vặn chặt hay tháo gỡ bằng cách xoay tròn đai.  Còn ốc vít là một linh kiện tạo sự gắn kết, phần thân sẽ có các ren ngoài để dễ dàng xuyên lỗ có trên các kiện, tuy nhiên nó phải phối hợp thêm với ren trong cũng đã được định hình sẵn từ trước hay được tạo thành bởi các rãnh. Đặc biệt, ốc vít còn có thể được vặn chặt hay thả ra bằng cách xoay tròn đầu vít.

Chốt lại, chúng ta có thể thấy sự khác biệt rõ ràng và lớn nhất của hai linh kiện bu lông ốc vít gắn kết này ở chỗ có hay không sự bổ trợ của đai ốc:

 

Kết luận, cả hai chi tiết bu lông ốc vít đều là những chi tiết hỗ trợ việc siết chặt các linh kiện khác và tạo điều kiện để dễ dàng tháo gỡ khi chỉ cần dùng một vài dụng cụ thích hợp. Tuy nhiên, cần xem xét mức độ tương thích của các linh kiện xem nó sẽ phù hợp với bu lông hay ốc vít hơn mà lựa chọn loại nào nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng.

 

 

CÔNG TY TNHH RAY TRƯỢT DTC

Số 469 Nguyễn Thị Minh Khai, Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Hotline: 0908628520

Skype: raydtc
E-mail: raydtc@raydtc.com
 

Bình luận (0)

Scroll