Thanh sắt có lẽ là cụm từ xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta, luôn xuất hiện xung quanh chúng ta. Vậy, bạn có biết sắt có vai trò như thế nào đối với chúng ta không? Và bạn có tò mò làm thế nào để sản xuất ra sắt không? Hãy cùng DTC tìm hiểu nhé!
Thanh sắt có lẽ là cụm từ xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta, luôn xuất hiện xung quanh chúng ta. Vậy, bạn có biết sắt có vai trò như thế nào đối với chúng ta không? Và bạn có tò mò làm thế nào để sản xuất ra một thanh sắt không? Hãy cùng DTC tìm hiểu nhé!
Theo một nghiên cứu cho biết sắt và các hợp kim của sắt chiếm đến 95% tổng sản lượng kim loại được sản xuất trên thế giới, điều này cho thấy rằng thanh sắt và hợp kim của chúng được sử dụng rất nhiều. Thanh sắt có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm:
Trong ngành xây dựng, thanh sắt đóng vai trò là một khung lưới, giàn giáo hay khung cốt thép cho một số công trình xây dựng để đảm bảo độ cứng và mức độ vững chắc cho công trình.
Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, từ đó kéo theo hàng loạt các công trình cầu đường được xây dựng nhiều hơn. Do đó, thanh sắt càng ngày càng có vai trò quan trọng đến mức không thể thay thế trong ngành xây dựng.
Bất cả là loại tàu thuyền nào, cho dù là thuyền nhỏ hay thuyền lớn đều cần phải có thanh sắt để làm bộ khung để đảm bảo tính chắc chắn của chúng khi được đưa vào sử dụng.
Y học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, vì thế mà chúng cần được đầu tư nhiều hơn để có thể đáp ứng được đủ các nhu cầu cần thiết về cơ sở vật chất. Hầu hết các thiết bị y tế như giường bệnh, tủ, bàn ghế được làm từ thanh sắt khá nhiều.
Thanh sắt có ý nghĩa đặc biệt với mỗi chúng ta trong đời sống. Vậy, bạn có biết, thanh sắt được tạo ra như thế nào không? Theo thống kế, sắt tự nhiên chiếm đến 5% tỷ lệ khối lượng của vỏ Trái Đất. Sắt được tách ra từ các mỏ quặng bằng cách sử dụng các phương pháp khử - hóa học tạp chất. Việc sản xuất thanh sắt công nghiệp chủ yếu là việc trích xuất từ các quặng của sắt.
>> Xem thêm: Cách bảo quản tủ sắt đựng quần áo bền lâu
Thanh sắt đóng một vai trò rất lớn trong đời sống. Chúng được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, tài nguyên là hữu hạn, chúng ta nên biết cách tiết kiệm tối ưu nhất để nguồn tài nguyên không rơi vào cảnh cạn kiệt. Để hỗ trợ cho việc này, con người chúng ta đã chế tạo ra được cách tái sử dụng hay tái chế thanh sắt để có thể tiết kiệm. Tái chế thanh sắt ngày nay được chú trọng nhiều hơn vì đây là phương pháp giải quyết tình trạng dư thừa mặt hàng phế liệu sắt trong công nghiệp hóa. Ngoài ra, tái chế thánh sắt giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn, có thể sử dụng nguồn chi phí đó để làm những chuyện tạo ra giá trị khác.
Phần trên chúng ta đã nói về việc thanh sắt có tái chế được hay không. Phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu quy trình tái chế thanh sắt được diễn ra như thế nào nhé!
Tái chế thanh sắt phế liệu chuẩn là một quy trình bao gồm rất nhiều công đoạn và được đánh giá là khá phức tạp. Quy trình tái chế sắt được mô tả dựa trên 6 bước như sau:
Bước 1: Thu gom các thanh sắt phế liệu.
Muốn tái chế thì phải có nguyên liệu. Phế liệu sắt có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau, có thể chúng là những chiếc bàn ghế cũ, sắt thép từ các công trình xây dựng không còn được sử dụng nữa. Chung quy lại là tất cả những gì làm từ thanh sắt không còn sử dụng nữa đều có thể được mang đi tái chế. Ngoài việc tiết kiệm tài nguyên là các quặng sắt, việc tái chế thanh sắt còn giúp bảo vệ môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.
Bước 2: Thực hiện việc phân loại
Người ta thường sử dụng nam châm và cảm biến để giúp tách kim loại ra khỏi các hỗn hợp phế liệu. Sau đó, tùy vào màu sắc và đặc điểm riêng của từng kim loại mà người ta tiến hành phân loại chúng ra thành các nhóm khác nhau.
Bước 3: Tiến hành cắt nhỏ.
Thanh sắt sau khi được phân loại sẽ tiến hành cắt thành những mảnh nhỏ để giúp giảm thể tích, việc này giúp quá trình vận chuyển dễ dàng hơn và nấu chảy được nhanh hơn.
Bước 4: Nấu chảy thanh sắt.
Bỏ tất cả các thanh sắt phế liệu vào một cái lò lớn và nấu chảy chúng lên. Thời gian cho hoạt động này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ tùy vào khối lượng sắt được cho vào.
Bước 5: Lọc cặn
Để đảm bảo sắt mới sau khi tái chế sẽ có độ tinh khiết cao, người ta sẽ tiến hành lọc cặn để loại bỏ đi các chất cặn có thể làm ô nhiễm môi trường.
Bước 6: Làm lạnh
Đây là bước giúp sắt được tạo hình, được có hình dạng nhất định. Thông thường, thanh sắtsẽ được tạo thành hình các thanh dài để việc tạo hình tùy vào mục đích sử dụng sau này dễ dàng hơn.
Cuối cùng thì thanh sắt sẽ được vận chuyển tới các nhà máy sản xuất sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu sử dụng.
Đây cũng là phần cuối cùng của bài viết. Hy vọng với những gì DTC cung cấp cho bạn, bạn có thể hiểu rõ hơn những thông tin về thanh sắt và nếu bạn muốn mua những thứ liên quan đến sắt, bạn sẽ có được những quyết định đúng đắn hơn.
CÔNG TY TNHH RAY TRƯỢT DTC
Số 469 Nguyễn Thị Minh Khai, Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Hotline: 0908628520
Skype: raydtc
E-mail: raydtc@raydtc.com
HOTLINE:
0908 628 520
Liên hệ
Liên hệ
Phụ kiện cửa trượt xoay cho tủ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Tổng truy cập: 890,420
Đang online: 2