Những tiêu chí khi mua ray trượt tủ bếp

Ray trượt là một trong những phụ kiện không thể thiếu trong các món đồ nội thất nhà bếp, đặc biệt khi các loại ngăn kéo tủ bếp ngày càng được ưa chuộng vì sự tiện lợi, thông minh mà chúng đem lại. Tùy từng vị trí, mục đích sử dụng mà chọn loại chuyên dùng riêng. Bạn đã biết có những loại ray trượt tủ bếp nào và chúng có đặc trưng gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu để chọn cho ngăn tủ bếp nhà mình loại phù hợp nhất.

MỤC LỤC:

1. Dựa vào khả năng giảm chấn của ray trượt tủ bếp

2. Dựa vào vị trí lắp ray trượt tủ bếp

 
 

1. Dựa vào khả năng giảm chấn của ray trượt tủ bếp\

 

Ray trượt giảm chấn: phía sau thanh ray có tích hợp bộ pitong giảm chấn giúp chuyển động kéo ra – đẩy vào ngăn kéo trơn tru, êm ái, giảm tiếng ồn khi đóng mạnh. Giảm chấn cũng giúp giảm bớt phần nào những ảnh hưởng khi có lực mạnh tác động lên ray kéo, qua đó giúp tăng thêm tuổi thọ cho ngăn kéo. Ngoài ra, loại ray này có khả năng chống kẹp tay tốt nên rất hợp với những gia đình có trẻ nhỏ, vật nuôi.  Tải trọng của ray lên tới 45kg.
 
ray truot dtc
 
– Ray trượt thường: đây là kiểu ray truyền thống được cấu tạo từ hai thanh ray trượt bị được lắp song song nhau. Vì không được tích hợp bộ phận giảm chấn nên khi mở/ đóng ngăn kéo sẽ không nhẹ nhàng, trơn tru bằng. Đây cũng là kiểu thanh trượt ngăn kéo được dùng lắp phổ biến nhất trong các ngăn kéo tủ bếp.
 
 
 
- Ray bi trượt: được thiết kế để lắp ở hai cạnh bên ngăn kéo. Kiểu ray trượt này có ưu điểm là lắp đặt đơn giản. Nếu trong quá trình lắp có sai sót nhỏ về cự ly thì cũng không ảnh hưởng gì lớn tới việc sử dụng vì kiểu ray bi này có lưỡi gà trên thân giúp hỗ trợ phần này. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ chưa được, vì khi kéo ngăn kéo ra, bộ phận kim khí ở hai bên ngăn kéo sẽ bị lô ra ngoài.
 
ray truot dtc
 
-  Ray trượt âm: được lắp dưới đáy ngăn kéo. Nhờ đó, phần kim khí không bị quá lộ liễu khi mở ngăn kéo ra, giúp tăng tính thẩm mỹ. Hơn nữa khả năng chịu tải, chống xê dịch của ray trượt âm cũng cao hơn so với  ray bi giảm chấn. Tuy nhiên chính vì lắp ở vị trí khó nhìn thấy nên khi lắp đặt, yêu cầu phải tính toán kích cỡ ngăn kéo một cách cẩn thận, chính xác, và sau đó, quá trình thi công cũng cần thao tác kỹ càng hơn, giảm thiểu sai số.
 
>>> Bạn đang thắc mắc ray trượt bi giảm chấn và ray trượt âm giảm chấn có gì khác nhau, hãy đọc ngay bài viết này.
 
 
- Ray trượt 2 tầng: Ngăn kéo lắp mẫu ray trượt này sẽ kéo được là 3/4 chiều dài ngăn ra ngoài, một phần vẫn còn trong tủ. Tùy độ dày của thép cũng như bản rộng của sản phẩm mà khả năng chịu tải trọng dao động từ khoản 20 - 45kg.
 
 
- Ray trượt 3 tầng: thanh trượt ngăn kéo tủ Cho phép toàn bộ chiều dài ngăn kéo được mở ra ngoài, vì vậy nó còn được gọi là ray mở toàn toàn phần. Ray trượt tủ bếp này giúp người nấu có thể dễ dàng nắm bắt được có những gì bên trong ngăn kéo mà không cần vật vả cúi xuống nhìn. Vì thế nó đang có xu hướng được sử dụng ngày một nhiều hơn. Tải trọng trung bình của ray nằm trong khoảng 30 - 45kg cũng tùy theo độ dày của thép và bản rộng của sản phẩm như ray trượt 2 tầng.
 
 

 

CÔNG TY TNHH RAY TRƯỢT DTC

Số 469 Nguyễn Thị Minh Khai, Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Hotline: 0908628520

Skype: raydtc
E-mail: raydtc@raydtc.com
 

Bình luận (0)

Scroll